Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2009

* CLB Diện chẩn Hải Phòng tặng quà các cụ nhân ngày Người cao tuổi Việt Nam


* Buổi học Diện chẩn của các mẹ trường SOS Hải Phòng





















* Chủ đề tháng Tám - Bệnh Quai bị

CHỮA BỆNH QUAI BỊ BẰNG PHƯƠNG PHÁP

DIỆN CHẨN - BÙI QUỐC CHÂU

I- Đại cương

Quai bị là một bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền, lan ra thành dịch. Quai bị do một loại Paramyxo virút gây tổn thương chọn lọc tuyến nước bọt, nhất là tuyến mang tai, đôi khi tinh hoàn, buồng trứng và tụy tạng; hiếm gặp ở màng não và não. Bệnh hay xảy ra vào mùa đông xuân, thường gặp ở trẻ em từ 5 đến 9 tuổi, có triệu chứng chủ yếu là viêm sưng tuyến mang tai.

II- Nguyên nhân và triệu chứng

1. Nguyên nhân

· Theo y học hiện đại

Bệnh do siêu vi trùng paramyxo virút gây ra. Bệnh thường xảy ra vào mùa đông xuân. Tại miền nam Việt Nam bệnh thường xuất hiện từ tháng 10 kéo dài đến tháng 6 năm sau và cao điểm từ tháng 12 đến tháng 3-4. Tuổi mắc bệnh thường là tuổi đi học (sau 3-5 tuổi) khi trẻ tiếp xúc với môi trường nhà trẻ, mẫu giáo, tiểu học.

- Đường lây truyền: Virút được truyền từ người này sang người khác qua các giọt nước bọt bị nhiễm virút bắn ra. Mặc dù người ta vẫn phân biệt được virút quai bị trong nước tiểu, nhưng sự lan truyền qua đường này có lẽ không xảy ra.

- Thời gian lây truyền: Nguy cơ lan truyền cao nhất từ 6 ngày trước khi khởi phát và kéo dài đến 2 tuần sau khi sưng tuyến mang tai. Người ta phân biệt được virút trong nước bọt từ 7 ngày trước đến 9 ngày sau khi khởi phát, dù cho thời kỳ lây nhiễm có khi ngắn hơn. Có một số trường hợp lâm sàng nhẹ hoặc không sưng tuyến mang tai nhưng có virút trong tuyến nước bọt, nhiễm virút huyết cũng kéo dài từ 2 đến 3 tuần ở một vài bệnh nhân.

- Đối tượng: nam nhiều hơn nữ. Nhiễm virút trong ba tháng đầu của thai kỳ có thể làm tăng tỷ lệ sảy thai tự nhiên, xấp xỉ 27%. Mặc dù virút quai bị có thể qua nhau thai nhưng không có chứng cớ nào cho thấy nhiễm quai bị trong thai kỳ có thể gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Bệnh hiếm gặp ở trẻ dưới 2 tuổi. Đỉnh cao từ 10 – 19 tuổi. Người cao tuổi cũng có thể gặp.

· Theo y học cổ truyền

Do dịch độc qua mũi, miệng vào kinh thiếu dương, đi theo kinh đởm ra ngoài sinh bệnh. Đởm và can có quan hệ biểu lý tạng phủ nên có khi có các triệu chứng của kinh can kèm theo như viêm tinh hoàn, hôn mê, co giật (biến chứng viêm não)

2. Triệu chứng

· Theo y học hiện đại

- Thời kỳ ủ bệnh âm thầm trong 21 ngày

- Thời kỳ bệnh xâm nhập: ngắn, từ 1 – 2 ngày, hoặc âm thầm kèm khó chịu, nhức đầu, ê ẩm khắp mình mẩy, sốt vừa, đau tai, nhai khó.

- Sưng tuyến mang tai, đau tối đa ở ngày thứ 4 hoặc thứ 6, thường kết hợp với viêm tuyến dưới hàm

- Đầu tiên ở một bên (24h – 36h), rồi đau sang hai bên trong vòng từ 1 - 3 ngày.

- Cần phân biệt với hạch tuyến mang tai

- Viêm tuyến mang tai biến mất vào khoảng ngày thứ 12 – 15, đôi khi có hạch dưới xương hàm

- Nên coi chừng các biến chứng: có thể xảy ra ỏ cơ quan khác hoặc xuất hiện trước khi tuyến nước bọt bị viêm.

* Theo y học cổ truyền:

_ Trường hợp nhẹ: đau ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng nóng đỏ đau, có thể thấy phát sốt, đau đầu, mệt mỏi nôn mửa, sưng tuyến mang tai một bên, nhiều trường hợp sưng cả 2 bên. Thời gian sưng từ 5-6 ngày rồi khỏi hoàn toàn. Tất cả các triệu chứng diễn biến từ 6-12 ngày.

_ Trường hợp bệnh nặng: viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn, sốt cao, co giật

III- Hướng điều trị:

* Theo Tây y:

Đây là bệnh lành tính nên có thể điều trị tại nhà, nhưng quan trọng là cần theo dõi để phát hiện kịp thời các biến chứng. Và đặc biệt quan trọng là cần phải xác định không phải là bệnh nặng nhưng có thể lầm là bệnh bạch hầu và bệnh viêm hạch cổ do vi trùng. Thường nếu là 2 bệnh này trẻ sẽ sốt rất cao và lừ đừ nhưng tốt nhất cần phải khám bác sĩ chuyên khoa để xác định đây là quai bị chứ không phải là 2 bệnh trên.

Điều trị tại nhà chủ yếu là cho trẻ uống thuốc paracetamol để hạ sốt giảm đau, ăn các thức ăn mềm. Không nên để trẻ vận động nhiều đặc biệt là trẻ lớn để tránh các chứng viêm màng não, viêm tinh hoàn hay viêm buồng trứng.

Khi thấy trẻ nôn nhiều, đau đầu, đau vùng bìu, đau bụng. Ngay khi vùng sưng ở mang tai đã giảm thì nên mang trẻ đến khám ngay để kịp thời phát hiện và điều trị các biến chứng. Vệ sinh răng miệng, tránh thức ăn quá chua, ăn lỏng nhẹ nhưng giàu năng lượng. Nghỉ ngơi tại giường khi còn sốt, có thể dùng các thuốc paracetamol hoặc kháng viêm không steroid, giảm đau và hạ sốt. Có thể dùng thêm Vitamine C 1-2g/ngày bằng đường uống.

· Theo Đông y:

Phương pháp chữa: thanh nhiệt giải độc là chủ yếu hoặc khu phong, thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

1. Thuốc bôi ngoài:

- Lấy 3-4 hạt gấc, cói quai bị hoặc chiếu rách khoảng 5g, đốt thành than, tán thành bột mịn trộn với dầu vừng vừa đủ hoà thành cao lỏng bôi vào chỗ quai bị ngày 2-3 lần.

- Lấy 2-3 hạt gấc, mài với giấm thanh thành dung dịch sền sệt bôi vào chỗ quai bị ngày nhiều lần.

- Lấy mủ cây sung bôi vào miếng giấy rồi dán vào chỗ sưng, ngày thay thuốc một lần, cho bệnh nhân nghỉ ngơi hoàn toàn.

- Đậu xanh cả vỏ 30g, lá gấc tươi 40g giã nhỏ, đắp vào chỗ sưng, băng lại, ngày thay thuốc 1lần.

2. Bài thuốc uống:

Bài 1: Củ sắn dây 16g Cây cúc tầnC (sao) 10g

hoàng cầm nam 15g Thạch cao sống 10g

Hoa cúc 15g Cam thảo 6g

Thăng ma nam 10g Củ nhài quạt hoặc bạc hà 6g

Bài 2: Sài hồ cát căn thang:

Thạch cao 16g Thăng ma 8g

Ngưu bàng 12g Liên kiều 8g

Cát căn 12g Thiên hoa phấn 8g

Hoàng cầm 8g Sài hồ 4g

Cát cánh 8g Cam thảo 4g

Trường hợp viêm tinh hoàn, sốt cao thì gia giảm thêm hạt vải 12g, khổ luyện tử 8g.

· Theo phương pháp diện chẩn Bùi Quốc Châu:

-Phương pháp chữa: hạ nhiệt, giải độc, tiêu viêm.

- Kỹ thuật: + dụng cụ: dùng cây lăn đinh, búa mai hoa, ngải cứu, salonpas

+ cách chữa: dùng cây lăn đinh lăn kỹ hai bên quai hàm (dưới dái taid)

lưu ý: bên quai hàm bị sưng đau không lăn lên được, ta lăn bên quai

hàm đối xứng.

lăn vùng phản chiếu dái tai trên bàn tay, bàn chân và các ngón tay.

dùng ngải cứu hơ trực tiếp vào các vùng như đã lăn ở trên.

day huyệt bằng vaselin, mỗi bộ huyệt 3 lần cách quãng

huyệt làm mát: 26-3-38-29-85

huyệt bộ vị: 14-275-277-308-34-477-65 dùng búa mai hoa gõ

huyệt tiêu viêm, tiêu độc: 17-50-41-143-37-127-0

huyệt giảm đau: 16-58-60-61-19

Ngày làm từ 2-3 lần, phải chữa ngay từ khi bệnh mới phát thì chỉ từ 1-2 lần là khỏi,

Buổi tối nên dán cao, huyệt bộ vị và tiêu viêm, tiêu độc để cả đêm. Nếu đã sưng cả 2 bên quai hàm kèm theo sốt, đau, vùng hàm khó cử động thì phải chữa 5-7 ngày mới khỏi.

- Chế độ ăn uống: Không nên ăn các chất tanh như tôm, cá

Không nên ăn cam, uống nước đá, quả hồng, chuối tiêu...

Nên ăn nhẹ, mềm, các thực phẩm dễ tiêu hoá như cháo

- Chế độ phòng bệnh:

Để phòng bệnh, cách tốt nhất là nên chích ngừa bệnh quai bị cho trẻ. Khi có điều kiện nên chích ngừa khi trẻ bắt đầu qua 12 tháng tuổi khi trẻ chuẩn bị tiếp xúc với môi trường đông trẻ em như đi nhà trẻ, mẫu giáo hay tiểu học. Hoặc chích bất cứ khi nào có điều kiện.

Lịch chích bệnh quai bị thông thường được chích 2 liều, một liều đầu lúc 12 tháng và nên lập lại lúc 4-6 tuổi. Khi chích ngừa quai bị thì tốt nhất nên chích theo lịch hay chích trước khi mùa bệnh xảy ra thì khả năng phòng bệnh sẽ cao hơn.

Các phòng ngừa khác là tránh tiếp xúc với trẻ mắc bệnh cũng có hiệu quả nhưng rất thấp vì trẻ bệnh có thể lây cho trẻ khác ngay khi vùng mang tai chưa sưng và khi vùng mang tai đã sưng hết rồi.

- Lời khuyên dành cho các bà mẹ có con bị mắc bệnh quai bị:

Nhiều gia đình quá lo lắng khi con em mình mắc bệnh quai bị và sợ sau này sẽ bị vô sinh.Chính vì vậy các gia đình cần lưu ý:

- Cho trẻ nghỉ ngơi tuyệt đối tại giường.

- Tránh mặc quần lót chật.

- Cách ly bệnh nhân để tránh lây lan sang những người xung quanh.

- Tránh đi lại vận động nhiều để phòng biến chứng teo tinh hoàn.

- Vệ sinh răng miệng tốt.

- Trường hợp thấy tinh hoàn bị sưng, gia đình nên dùng bài thuốc sau:

Hạt thì là 40g Hạt quýt 10g Muối ăn 10g

Cả 3 vị sao nóng, bọc vào mảnh vải chườm lên chỗ sưng đau.


Chúc các bạn thành công. Khi cần hãy liên hệ theo địa chỉ:


Bùi Quang Tam - Điện thoại: 0912 489 027

Nguyễn Thị Quốc KhánhN - Điện thoại: 0918 514 263

* Chủ đề thảo luận tháng Chín - Bệnh viêm tai giữa

VIÊM TAI GIỮA

Tài liệu chuyên sâu -
Tai Mũi Họng
















MỤC TIÊU

1. Nắm được các triệu chứng lâm sàngcủa viêm tai giữa cấp và mạn tính

2. Nắm được tiến triển và điều trị của viêm tai giữa cấp và mạn tính để điều trị, theo dõi và dự phòng, tránh các biến chứng

3. Phân biệt được viêm tai giữa mạn tính mủ nhầy và mạn tính mủ mãn

4. Hiểu biết và tuyên truyền vấn đề phòng bệnh viêm tai giữa trong việc CSSKBĐ

ĐẠI CƯƠNG

Viêm tai giữa (VTG) là bệnh rất hay gặp ở trẻ em và hài nhi. Nếu được điều trị và theo dõi tốt, bệnh sẽ khỏi vã không có biến chứng.

Tỷ lệ VTG : từ 2,5% đến 3%(tổng số dân)

VTG có thể ảnh hưởng s c nghe. Bệnh có thể gây những biến chứng hiểm nghèo nguy hiểm tính mạng.

VTG không lây lan, nhưng ẢURI, vấn đề dinh dưỡng, vệ sinh cá nhân, môi trường...có ảnh hướng đến bệnh.

Bệnh có nhiều dạng lâm sàng khác nhau tuỳ: tuổi, thể trạng, nguyên nhân, tổn thương, tiến triển...

NHC LẠI SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẨU VÀ SINH LÝ

GIẢI PHẨU:

Tai chia ra 3 phần: tai ngoài- tai giữa- tai trong.

-Tai ngoài: gồm vành tai và ống tai

Một số nhà di truyền học cho rằng hình dáng tai ngoài có liên quan đến sự di truyền của từng dòng họ.

-Tai giữa: gồm thùng tai và vòi Eust he.

+mặt ngoai là màng nhĩ, ngăn với tai ngoài

-Tai trong: gồm tiền đình và ốc tai

+tiền đình: gồm 3 ống bán khuyên nằm theo 3 bình diện tronh không gian, phụ trách chức năng thăng bằng.

+ốc tai: hình như ốc sên, 2 vòng 1/2, phụ trách chức năng nghe có cơ quan Corti.

SINH LÝ:

-Tai ngoài: lấy âm thanh và định hướng.

-Tai giữa : dẫn truyền âm thanh, biến thế và bảo vệ tai trong.

-Tai trong: nghe và giữa thăng bằng

VIÊM TAI GIỮA CẤP

A. VIÊM TAI GIỮA CẤP XUẤT TIẾT (otite aigue catarrhale transudative)

Nguyên nhân:

+ Do viêm mũi họng, viêm VA

+Do mất thăng bằng áp lực không khí giữa tai giữa và tai ngoài

+Do cơ địa dị ứng

2. Triệu chứng lâm sàng:

+Đau nhói trong tai hay t c ở tai như bị đút nút

+Ù tai tiếng trầm

+Nghe kém nhẹ kiểu truyền âm

+Nói có tiếng tự vang

Khám :

+Trương hợp dị ng có thể thấy m c nước trong tai giữa

3. Tiến triển: thường diển tiến nhẹ, sau vài ngày có thể tự khỏi, nhưng hay bị tái phát theo những đợt viêm mũi họng. Có thể thành viêm mạn tính gây sẹo và xơ dính màng nhĩ.

B. VIÊM TAI GIỮA CẤP MŨ (otite aigue purulent )

Bệnh chỉ khu trú ở niêm mạc tai giữa, không có tổn thương xương.

1. Nguyên nhân:

+Thường do viêm mũi họng, viêm amidan, viêm V.A., viêm xoang.

+Sau các bệnh nhiễm trùng lây: như cúm, sởi...

+Sau chấn thương: do áp lực, do hỏa khí gây thủng màng nhĩ...

+Nguyên nhân khác có thể gặp như: nhét bấc mũi sau để quá lâu, xì mũi không đúng cách, do khối u ở vòm mũi họng, thoái hóa đuôi cuốn dưới làm tắc vòi Eustasche

2. Triệu chứng lâm sàng: gồm hai giai đoạn:

a. Giai đoạn đầu:

Triệu chứng chủ yếu là viêm mũi họng: bệnh nhân có thể sốt nhẹ hay sốt cao, đau rát họng, chảy mũi, ngạt mũi, ho. có thể đau tai nhiều hoặc ít, có thể có ù tai. Khám: màng nhĩ sung huyết.

b.Giai đoạn toàn phát;

Thời kỳ chưa vở mũ:

Toàn thân:

+Sốt cao 39 - 40 C, thể trạng mệt mỏi, nhiểm trùng, ở trẻ nhỏ có thể có co giật.

+Có thể có rối loạn tiêu hóa, nhất là ở hài nhi và trẻ nhỏ

Cơ năng:

+Đau dữ dội trong tai, đau bần bật theo nhịp mạch, đau lan nữa đầu.

+Nghe kém kiểu truyền âm

+Có thể có ù tai tiếng trầm

Thực thể:

+Ấn vùng nắp tai và sau tai có thể có phản ứng đau

+Màng nhĩ dày hoặc đỏ rực lên, mất hết các mốc giải phẩu (tam giác sáng, cán búa), đôi lúc màng nhĩ phồng và có chổ sáng bệch (mũ), có thể có hình vú bò.

Thời kỳ vở mũ:

Có thể do chích rạch hay tự vỡ mũ. Các triệu chứng giảm nhanh: hết sốt, hết ỉa chảy, đỡ đau tai, bớt ù tai, có thể còn nghe kém nhẹ.

Khám thấy có mũ chảy ra ống tai ngoaì và thủng nhĩ

Nếu lỗ thủng nhỏ không đủ dẫn lưu các triệu chứng có thể còn tồn tại, cần chích rộng thêm.

3. Tiến triển và biến chứng:

Nếu được điều trị và theo dõi tốt, chích rạch kịp thời, bệnh có thể khỏi trong vòng ít tuần: mũ loãng dần và khô, màng nhĩ liền lại, không có di chứng.

Nếu không được điều trị và theo dõi không đúng có thể đưa đến các biến chứng: viêm tai giữa mạn tính mũ, viêm tai xương chủm cấp, hoặc các biến chứng nội sọ như: viêm màng não, áp xe não, liệt mặt, nguy hiểm tính mạng.

5. Phòng bệnh:

Giải quyết tốt viêm mũi họng, nạo V.A. khi có chỉ định.

Nhỏ mũi trong các bệnh nhiễm trùng lây.

Điều trị và theo dõi tốt VTG cấp tính, không để trở thành mạn tính và gây các biến chứng.

VIÊM TAI GIỮA MẠN TÍNH

Gồm VTG mạn tính mũ nhầy và VTG mạn tính mũ mãn. Hai thể này khác nhau về nguyên nhân, tổn thương giải phẩu bệnh, triệu chứng lâm sàng, biến chứng, điều trị và tiên lượng.


VTG mạn tính mũ nhầy

VTG mạn tính mũ mãn

Nguyên nhân

Thường do viêm V.A., viêm mũi họng

Do VTG cấp điều trị không đúng, VTG sau sởi,VTG sau chấn thương,do vi khuẩn mạnh

Tổn thương gpb

Chỉ tổn thương niêm mạc hòm nhĩ, không có tổ thương xương

Tổ thương cả niêm mạc và xương

Triệu chứng lâm sàng

Chảy mũ tai từng đợt, phụ thuộc viêm V.A., mũ chảy ra nhầy-dính-không thối (nếu có mùi là do đọng), ít khi ảnh hưởng sức nghe

Lỗ thủng thường nhỏ, sắc cạnh, ở 1/4 trước dưới

Thường chảy mũ tai kéo dài, mũ đặc xanh thối, có thể có cholesteatome, nghe kém truyền âm ngày càng tăng, có thể đau âm ỉ trong đầu hay nặng đầu

Lỗ thủng thường rộng, bờ nham nhỡ

Tiên lượng

Thường tốt, ít gây các biến chứng nguy hiểm

Ít khi bệnh tự khỏi, thường kéo dài gây giảm sức nghe và có thể gây các biến chứng nặng

Theo Y học cổ truyền

Tai là nơi khai khiếu của 17. Thận khí thông ra tai.

- Kinh thiếu dương 41 và 235 đều vào trong tai, mà 50, 41 là biểu lý tạng phủ. Vì vậy các bệnh về tai đều phải liên quan đến 50, 41, 235, 17.

- Các bệnh cấp tính ở tai đều do thực nhiệt ở 50, 41, 235 nên phương pháp điều trị chung là thanh nhiệt 50, 41, 235. ( ăn rau má, khổ qua, trà đắng, cải đắng,...

- Các bệnh viêm nhiễm mãn tính thường do hư nhiệt ở 17. Nên phương pháp đều trị chung là bổ thận âm - đỗ đen, lô hội, vịt lộn...

Triệu chứng và hướng điều trị bằng Diện Chẩn

* Thể cấp tính : Do nhiệt độc xâm phạm vào 50, 41. Bệnh nhân sốt, sợ lạnh, đau đầu, ù tai, đau trong tai, chảy mủ tai vàng đặc có dính máu.

Điều trị : - Trục thấp ( giải quyết cả tiêu viêm tiêu độc)

- Day 3 lần cách quãng bộ vị sinh huyệt quanh tai + 74, 50, 41, ∆17 + giảm đau

- Hơ ngải trực tiếp lỗ tai + phải chiếu tai trên bàn tay, bàn chân.

* Thể mãn tính : chữa không dứt điểm sẽ chuyển sang thể mãn tính.

50 + Bệnh nhân đau nhúc trong tai, mủ chảy đặc, dính, mùi hôi, lượng nhiều.

- Điều trị : Như thể cấp tính + chế độ ăn - lô hội, rau má, đỗ đen - giảm nhức.

17 + Bệnh nhân thường xuyên ra mủ lỏng, tai ù nghe kém, hoa mắt, chóng mặt, ngủ ít, lưng gối đau mỏi...

- Điều trị : Bộ huyệt trên + bổ âm huyết.

- Hơ ngải cứu trực tiếp lỗ tai + phải chiếu tai trên bàn tay.

37 hư + thường gặp ở trẻ em bị viêm tai giữa mãn tính, chảy mủ loãng kéo dài, da mặt vàng loãng, ăn kém, chậm tiêu, mệt mỏi, đại tiêun lỏng.

- Điều trị : dán cao bộ vị + 74, 61, 37, 39, 50, 41, 17, 38, 127, 16, 14, 202, 0, 54, 55, 15

- Hàng ngày rửa tai bằng nước muối.

- Làm bột rắc: Phèn phi 16g, xác rắn 4g, băng phiến 0,6g đốt tán nhỏ. Rắc 1lần/ngày.


PHÒNG BỆNH:

1. Điều trị đúng và kịp thời, theo dõi tốt các VTG cấp, nhất là sau các bệnh nhiễm trùng lây

2. Khi bị mạn tính thì phải điều trị tích cực & theo dõi sát để tránh các biến chứng, bảo tồn s c nghe.

3. Chăm sóc tốt và đúng khi bị viêm mũi họng, nạo VA khi có chỉ định để tránh VTG

4. Hướng dẫn và tuyên truyền với các bà mẹ biết chăm sóc và vệ sinh tai- mũi họng cho trẻ

(theo sức khoẻ cộng đồng)

KINH NGHIỆM ĐIỀU TRỊ

CỦA HỌC VIÊN NĂM 2008 PHAN THỊ NGỌC YẾN

- Chữa viêm tai giữa có mủ ( 2 tai)

- Đau tai

I. Kỹ thụât :

- Dùng dụng cụ : cào to, lăn cầu gai, búa gôm, ngải cứu

II. Phác đồ : day ấn các bộ huyệt sau :

1. Giảm tiết dịch : 0, 16, 61, 287, 179

2. Giảm đau : 16, 58, 60, 61, 19

3. Tiêu viêm : 41, 127, 19, 143

4. Bộ vị : 16, 138, 0, 14, 61, 37, 38, 17

III. Dụng cụ

+ Cào đầu : cào kỹ hai đỉnh tai từ sinh huyệt 139 – 567

+ Búa gôm : gõ xung quanh tai + sinh huyệt 567, 179

+ Ngải : - hơ xung quanh tai + sinh huyệt 567

- hơ nếp nhăn cuối cùng của ngón tay trỏ

- hơ đốt thứ hai của ngón tay út

- hơ mắt cá chân phía ngoài

IV. Chú ý : khi hết ù, hết mủ, hết đau ta dùng kem deepheat chấm huyệt : 16, 138, 0, 14, 15 để chữa dặm đến khi khỏi hẳn.

Phan Thị Ngọc Yến